top of page

Giải pháp quản lý kho chuẩn cho nhà sản xuất may mặc từ WMS Blue Yonder

Trong quý I năm 2024, thị trường dệt may Việt Nam ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu may mặc đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc đều có mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy nhu cầu toàn cầu đang phục hồi. Mỹ đạt 3,42 tỷ USD (tăng 8,6%), Nhật Bản đạt 1,02 tỷ USD (tăng 10,1%), và Trung Quốc tăng 19,4% với 0,82 tỷ USD. Sự tăng trưởng này phản ánh một giai đoạn phát triển tích cực cho ngành dệt may Việt Nam, sự chuyển mình mạnh mẽ, phản ánh xu hướng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng trong bối cảnh thị trường toàn cầu dần ổn định.


Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, các nhà máy dệt may tại Việt Nam đang tích cực chuyển mình. Đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ mới, cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao điều kiện làm việc. Sự đổi mới này không chỉ giúp nâng cao năng suất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn mở ra cơ hội phát triển dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức từ cạnh tranh gay gắt, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

1. Những thách thức trong quản lý hàng hóa của ngành sản xuất may mặc

Ngành may mặc phải đối mặt với áp lực lớn trong việc quản lý khối lượng hàng hóa khổng lồ và đa dạng


Khó khăn trong việc phân loại và sắp xếp hàng hóa: Hàng tồn kho nhanh (Fast-moving inventory), hàng tồn chậm (Slow-moving inventory) và hàng không di chuyển (Non-moving inventory) đều có yêu cầu tác vụ xử lý và quản lý khác nhau. Cụ thể: 


Hàng tồn kho luân chuyển nhanh (Fast-moving inventory)

  • Định nghĩa: Đây là các nguyên liệu, vật tư hoặc thành phẩm có tốc độ tiêu thụ cao, thường xuyên được sử dụng hoặc xuất kho trong thời gian ngắn.

  • Ví dụ: Trong ngành may mặc, vải cotton, phụ liệu phổ biến như dây kéo, cúc áo, hoặc chỉ may có thể được xem là hàng tồn kho nhanh. Những mặt hàng này liên tục được sử dụng để đáp ứng các đơn hàng lớn từ các nhà bán lẻ hoặc công ty thời trang.


Hàng tồn kho luân chuyển chậm (Slow-moving inventory)

  • Định nghĩa: Là các nguyên liệu hoặc sản phẩm có tốc độ tiêu thụ chậm hơn, ít được sử dụng nhưng vẫn cần trong một số đơn hàng cụ thể hoặc thời điểm nhất định.

  • Ví dụ: Một số loại vải chuyên dụng như lụa cao cấp, vải ren, hay phụ kiện trang trí đặc biệt cho các bộ sưu tập thời trang có thể rơi vào danh mục hàng tồn chậm. Những vật liệu này không được sử dụng thường xuyên nhưng vẫn cần cho các đơn hàng đặc thù.


    Hàng không luân chuyển (Non-moving inventory)

  • Định nghĩa: Đây là những mặt hàng không được sử dụng hoặc bán ra trong một thời gian dài, có thể đã trở nên lỗi thời hoặc không còn nhu cầu.

  • Ví dụ: Các loại vải theo xu hướng cũ hoặc phụ kiện như khuy bấm đã lỗi thời, hoặc nguyên liệu dư thừa từ các dự án cũ mà không còn được sử dụng trong sản xuất hiện tại, sẽ thuộc nhóm hàng không di chuyển.


Sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm may mặc tạo ra một thách thức lớn trong việc phân loại và quản lý hàng hóa.  Nếu quản lý không chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc sắp xếp kho và gây lãng phí không gian và giảm hiệu suất làm việc


Khó khăn việc lưu trữ và bảo quản: Với hàng tồn luân chuyển chậm và hàng không luân chuyển, việc lưu trữ trong thời gian dài có thể dẫn đến hư hỏng, xuống cấp chất lượng, đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm như vải hoặc nguyên liệu may mặc khác. Khi các cuộn vải hoặc sợi bị xếp chồng quá nhiều, áp lực từ các lớp trên có thể làm biến dạng hoặc làm cho nguyên liệu bị nén, dẫn đến tình trạng hư hỏng. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp nếu sản phẩm kém chất lượng đến tay khách hàng.


Khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực: Quản lý lượng hàng tồn kho lớn đòi hỏi hệ thống theo dõi phải chính xác, kịp thời và theo thời gian thực. Nếu không có hệ thống quản lý kho hiệu quả, doanh nghiệp dễ mất kiểm soát đối với hàng tồn kho chậm hoặc không di chuyển, dẫn đến việc tích lũy hàng hóa không cần thiết, tốn kém chi phí lưu trữ và làm chậm dòng chảy sản phẩm mới. Thiếu sự quản lý hiệu quả trong kho bãi có thể dẫn đến việc nguyên liệu không được kiểm tra định kỳ, không phát hiện sớm tình trạng hư hỏng hoặc không thực hiện các biện pháp bảo trì cần thiết.


2. Giải pháp quản lý kho trong ngành sản xuất may mặc

Giải pháp quản lý kho của Blue Yonder (BY WMS) không chỉ là một phần mềm quản lý kho, mà còn là giải pháp đắc lực giúp doanh nghiệp may mặc tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhanh hơn.

Khả năng hiển thị hàng tồn kho theo thời gian thực: Với khả năng theo dõi chính xác tồn kho từng loại nguyên vật liệu, từ vải, phụ kiện đến chỉ may theo thời gian thực, Blue Yonder WMS hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất tối ưu, phân bổ nguyên liệu hợp lý và giảm thiểu lãng phí. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, với khả năng xác định chính xác vị trí hàng hóa, tối ưu hóa không gian kho và thiết lập các nguyên tắc chỉ định vận hành tự động, Blue Yonder WMS giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa diện tích kho, giảm thiểu thời gian tìm kiếm và sai sót trong quá trình xuất nhập hàng. Điều này không chỉ nâng cao hiệu suất làm việc mà còn giảm thiểu chi phí vận hành kho.


Tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng: Blue Yonder WMS cung cấp cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng, hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp hiệu quả với các đối tác từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đến nhà phân phối, đảm bảo hàng hóa lưu thông liên tục, đáp ứng nhu cầu thị trường kịp thời. Ngoài ra, hệ thống còn hiển thị các báo cáo phân tích chi tiết, cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu suất từng khu vực. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các điều chỉnh chiến lược sản xuất và kho bãi phù hợp bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ kho bãi, đồng thời quản lý hàng tồn kho chặt chẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động toàn diện. Điều này giúp giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả quy trình, cải thiện dịch vụ, đáp ứng nhanh với các nhu cầu liên tục thay đổi và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.


Tích hợp dễ dàng thông qua API: Blue Yonder WMS nổi bật với khả năng tích hợp linh hoạt với các hệ thống khác như thiết bị xử lý vật liệu (MHE), hệ thống định vị thời gian thực (RTLS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS).



  • Thiết bị xử lý vật liệu (MHE) bao gồm các công cụ như băng chuyền, xe nâng tự động và robot kho giúp tối ưu hóa việc sắp xếp vận chuyển và xử lý hàng hóa trong kho, từ nguyên vật liệu đến sản phẩm hoàn thiện. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sai sót và tăng năng suất mà còn cải thiện độ chính xác trong việc xử lý đơn hàng, đảm bảo đúng mặt hàng và đúng số lượng được chuyển đến vị trí chính xác.


  • Hệ thống định vị thời gian thực (RTLS) giúp theo dõi vị trí của hàng hóa và thiết bị trong kho bằng cách sử dụng các công nghệ như RFID hoặc GPS. Ngoài ra, RTLS quản lý hàng loạt nguyên vật liệu hoặc sản phẩm có thời gian vòng đời ngắn. Việc theo dõi chính xác từng lô hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định vị trí nguyên liệu cần thiết cho sản xuất hoặc sản phẩm cần giao đi. Từ đó tăng tốc độ và hiệu quả các quy trình kho bãi. 


  • Hệ thống quản lý vận tải (TMS) giúp quản lý tốt trong việc giao hàng hóa từ kho đến các cửa hàng bán lẻ hoặc đến trực tiếp khách hàng. Hệ thống này không chỉ giúp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển mà còn cung cấp thông tin chính xác về thời gian giao hàng, giảm thiểu rủi ro hàng hóa bị trễ hoặc giao sai địa chỉ, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng các nhu cầu kịp thời của thị trường thời trang liên tục thay đổi.


Tích hợp Blue Yonder WMS với MHE, RTLS và TMS không chỉ tạo ra một hệ sinh thái kho bãi thông minh mà còn nâng cao hiệu quả và khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.


3. Case study: Từ truyền thống đến hiện đại

Câu chuyện chuyển đổi số kho hàng của nhà máy sản xuất may mặc Pacific Textiles

 Với hành trình 30 năm trong ngành may mặc, Pacific Textiles, một doanh nghiệp có uy tín với hai trụ sở chính đặt tại Hồng Kông và Việt Nam, luôn không ngừng tìm kiếm những giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trước yêu cầu ngày càng cao về hiệu quả vận hành, hệ thống quản lý kho cũ của Pacific Textiles đã bộc lộ những hạn chế, không còn đáp ứng được nhu cầu của chuỗi cung ứng hiện đại.


Với việc mở rộng nhà máy mới tại Việt Nam, Pacific Textiles đã tin tưởng lựa chọn giải pháp quản lý kho từ Blue Yonder!


"Chúng tôi nhận thấy rằng cần một hệ thống quản lý kho hiện đại có thể mở rộng cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc mở nhà máy mới tại Việt Nam làm tăng độ phức tạp của hoạt động kho và tối ưu hóa hiệu quả thông qua tự động hóa, chúng tôi cần một nền tảng linh hoạt cho phép tích hợp dễ dàng. Chúng tôi chọn Blue Yonder vì giải pháp quản lý kho mạnh mẽ, linh hoạt và khả năng tích hợp của hệ thống. Danh tiếng của Blue Yonder về sự đổi mới và kinh nghiệm triển khai thành công là yếu tố quyết định cho lựa chọn này," Hubert Tsang, CIO của Pacific Textiles chia sẻ.



4. Về hệ thống quản lý kho WMS Blue Yonder

Trong cuộc cạnh tranh quản lý chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, Blue Yonder khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng với giải pháp quản lý kho hiện đại, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa từ việc theo dõi tồn kho đến tự động hóa quy trình. Blue Yonder là nhà cung cấp dịch vụ giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lớn của Mỹ với 3.300 khách hàng trên toàn thế giới, hơn 15 năm liên tiếp nằm trong chuỗi xếp hạng Top-leader WMS do Gartner bình chọn.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Giải pháp Tổng thể Logistics (TSL) là đối tác triển khai các giải pháp của Blue Yonder, mang đến các doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp cận công nghệ giải pháp đẳng cấp thế giới. Nhờ tích hợp AI và Machine Learning (ML), WMS của Blue Yonder giúp tăng hiệu suất hoạt động, giảm thiểu sai sót, gia tăng lợi nhuận và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển trong thị trường cạnh tranh.


5. Về TSL - Đối tác chính thức của Blue Yonder tại Việt Nam

Để các doanh nghiệp Việt Nam luôn giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Công ty TNHH Giải Pháp Tổng Thể Logistics (TSL) không ngừng đổi mới công nghệ, luôn cập nhật và nâng cấp các giải pháp logistics tiên tiến. Với sự kết hợp toàn diện giữa phần mềm, phần cứng và dịch vụ tư vấn, TSL giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mọi khâu trong chuỗi cung ứng, từ quản lý kho đến giao hàng cuối cùng. Đồng hành cùng TSL, doanh nghiệp sẽ luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động cho lĩnh vực 3PLs, bán lẻ, phân phối, sản xuất, thương mại điện tử…

Với 100+ khách hàng và 70+ dự án triển khai thành công, TSL cung cấp các giải pháp toàn diện về quản lý kho, quản lý vận tải và nhiều giải pháp quản lý chuỗi cung ứng khác. Không chỉ dừng lại ở giải pháp phần mềm, TSL còn cung cấp thiết bị mã vạch từ Honeywell và Zebra đảm bảo tích hợp liền mạch vào dây chuyền sản xuất hay quản lý kho. Đồng thời, TSL cung cấp dịch vụ tư vấn và hạ tầng công nghệ giúp doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế trong mọi hoạt động.

----------------------

Liên hệ ngay để nhận tư vấn và demo miễn phí cùng các chuyên gia của TSL về giải pháp quản lý kho hàng đầu thế giới


Số hotline: (+84) 28 665 08307



Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page