top of page

Tại Sao Lựa Chọn ERP Làm Nền Tảng và WMS Là Bước Hoàn Thiện? Sự Kết Hợp ERP và WMS

Trong hành trình chuyển đổi số, kinh nghiệm từ Top các doanh nghiệp lớn thường bắt đầu với hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) nhằm tạo nền tảng quản lý toàn diện trước khi triển khai WMS (Warehouse Management System). Sự kết hợp này giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và logistics. Vậy tại sao ERP lại là bước đầu tiên và WMS là bước hoàn thiện trong hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết của TSL dưới đây.


1. ERP - Nền Tảng Quản Lý Doanh Nghiệp Toàn Diện

ERP là giải pháp tích hợp giúp doanh nghiệp quản lý hầu hết các phòng ban, bao gồm tài chính, nhân sự, sản xuất và bán hàng, trên một hệ thống thống nhất. Lý do ERP được triển khai trước là vì hệ thống này đóng vai trò tạo ra nền tảng dữ liệu chung, chuẩn hóa quy trình và kết nối các hoạt động nội bộ.


a. ERP Tích Hợp Các Chức Năng Cốt Lõi của Doanh Nghiệp

ERP hỗ trợ quản lý toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp, từ tài chính, kế toán đến chuỗi cung ứng, giúp xây dựng bức tranh tổng thể về hiệu suất và tình hình tài chính, hàng hóa. Các phòng ban có thể dễ dàng truy cập thông tin cập nhật theo thời gian thực, hỗ trợ các quyết định chiến lược và giảm thiểu sự chồng chéo giữa các bộ phận.

b. ERP Giúp Tạo Ra Quy Trình Chuẩn Hóa

Với ERP, các quy trình được đồng bộ hóa và chuẩn hóa, giúp doanh nghiệp đảm bảo tính nhất quán trong quản lý. Thông qua các công cụ tự động, ERP còn giúp tiết kiệm thời gian cho các quy trình lặp lại, giảm sai sót và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Đặc biệt, ERP là công cụ để quản lý tài chính, giúp kiểm soát chi phí, dự báo nguồn lực và lập kế hoạch tài chính chính xác.

c. ERP Tạo Nền Tảng Dữ Liệu Toàn Diện

Một trong những ưu điểm quan trọng của ERP là khả năng kết nối và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Khi doanh nghiệp có dữ liệu tổng hợp từ đa bên (khách hàng - nội bộ - nhà cung cấp - nhà phân phối), dễ dàng phân tích và đánh giá hoạt động vận hành, từ đó cải thiện và tối ưu hóa quy trình.

Tại Sao Lựa Chọn ERP Làm Nền Tảng và WMS Là Bước Hoàn Thiện?

Top các ERP hàng đầu thế giới kể đến như: SAP ERP, Oracle ERP, Microsoft Dynamics 365, Infor CloudSuite, Odoo...


2. WMS - Bước Hoàn Thiện Để Tối Ưu Hóa Quản Lý Kho

Sau khi triển khai ERP, các doanh nghiệp có một hệ thống quản trị ổn định và dữ liệu toàn diện. Đây là lúc WMS trở thành bước hoàn thiện, giúp tối ưu hóa quản lý chuyên sâu các nghiệp vụ trong kho và chuỗi cung ứng:


a. WMS Chuyên Sâu Về Quản Lý Kho Hàng

Khác với ERP, WMS tập trung vào các quy trình quản lý kho hàng, từ việc nhập, lưu trữ, đến phân phối và kiểm kê hàng hóa. Điều này giúp doanh nghiệp có khả năng theo dõi hàng tồn kho một cách chính xác, từ đó đáp ứng linh hoạt các yêu cầu giao hàng và kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả hơn.

  • Do phạm vi, ERP có thể không chuyên cung cấp các chức năng quản lý kho chuyên sâu và chi tiết như WMS 

  • Khả năng tùy chỉnh cho các quy trình kho cụ thể có thể giới hạn hơn so với WMS.

b. WMS Tối Ưu Hóa Quy Trình Nhập - Xuất - Tồn Kho

WMS cung cấp các công cụ mạnh mẽ như mã vạch và hệ thống RFID để tự động hóa các bước nhập, xuất kho, phân loại và kiểm kê hàng hóa. Với WMS, doanh nghiệp có thể giảm thiểu sai sót, đẩy nhanh quá trình nhập - xuất kho, giúp tối ưu chi phí vận hành và tăng cường khả năng đáp ứng khách hàng.

Thu thập thông tin cập nhật theo thời gian thực về mức tồn kho, biến động hàng tồn kho và trạng thái đơn hàng, đồng thời cung cấp các báo các và thông tin chuyên sâu dựa trên thông tin theo thời gian thực.

  • Khả năng tích hợp với các hệ thống hay thiết bị đặc thù về tự động hóa trong của ERP hạn chế hơn nhiều so với WMS. 

c. WMS Hỗ Trợ Tăng Cường Quản Lý Nguồn Lực

WMS giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, chẳng hạn như sắp xếp và quản lý nhân sự trong kho, giúp phân bổ hợp lý các nhiệm vụ và cải thiện năng suất. Hệ thống này cũng hỗ trợ theo dõi vị trí hàng hóa, giảm thiểu thời gian tìm kiếm và giúp quá trình vận hành hiệu quả hơn.

Tại Sao Lựa Chọn ERP Làm Nền Tảng và WMS Là Bước Hoàn Thiện?

Theo báo cáo Magic Quadrant mới nhất của Gartner 2024, các TOP hệ thống WMS hàng đầu thế giới bao gồm Blue Yonder, Korber, Manhattan Associates, SAP Extended Warehouse Management (EWM) Oracle Fusion Cloud WMS. Những giải pháp này được xếp hạng cao nhờ vào tính năng mạnh mẽ, khả năng mở rộng và tích hợp sâu với các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng khác.


3. Sự Kết Hợp ERP và WMS:

Khi ERP và WMS được kết hợp, doanh nghiệp có một giải pháp toàn diện từ quản lý tổng thể doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đến tối ưu hóa kho hàng. Các lợi ích nổi bật từ sự kết hợp này bao gồm:

a. Dữ Liệu Được Kết Nối và Đồng Bộ

Dữ liệu từ ERP cung cấp cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp, trong khi WMS bổ sung dữ liệu chi tiết về kho hàng và quá trình lưu trữ. Nhờ kết nối giữa hai hệ thống, thông tin liên tục được cập nhật và đồng bộ, giúp cải thiện khả năng dự báo nhu cầu và đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường.

b. Tối Ưu Hóa Chuỗi Cung Ứng Từ Đầu Đến Cuối

Sự phối hợp giữa ERP và WMS giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, từ việc lập kế hoạch nhập hàng, lưu trữ, đến giao hàng. ERP giúp đưa ra dự báo chính xác về nhu cầu và tài chính, trong khi WMS đảm bảo hàng hóa sẵn sàng và đúng nơi, đúng lúc, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và giảm thiểu chi phí tồn kho.

c. Nâng Cao Hiệu Suất Vận Hành Toàn Diện

Sự kết hợp ERP và WMS giúp các quy trình vận hành từ sản xuất, bán hàng, đến quản lý kho trở nên hiệu quả và chính xác. WMS hoạt động trên nền tảng dữ liệu ERP không chỉ giúp theo dõi hàng tồn kho mà còn đảm bảo việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, nâng cao hiệu suất hoạt động.


4. Lý Do Doanh Nghiệp Nên Ưu Tiên ERP Trước, WMS Sau

Doanh nghiệp lớn thường ưu tiên triển khai ERP trước bởi hệ thống này giúp họ tạo nền tảng quản lý vững chắc. Sau khi ERP được hoàn thiện, WMS trở thành bước tiếp theo cần thiết để tối ưu hóa hoạt động kho vận và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. Các lý do chính bao gồm:

  • ERP là công cụ chuẩn hóa và tối ưu hóa toàn diện cho doanh nghiệp. Triển khai ERP trước giúp tạo nền tảng quản lý thống nhất, cung cấp bức tranh tổng thể về vận hành và hiệu suất tài chính.

  • WMS hoạt động hiệu quả hơn khi có dữ liệu chuẩn từ ERP. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho, giảm thiểu sai sót trong quản lý kho và đẩy nhanh tiến độ vận hành.

  • Kết hợp ERP và WMS giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn diện từ đầu vào đến đầu ra. Điều này giúp họ không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn có khả năng mở rộng và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.


5. Kinh nghiệp tích hợp ERP và WMS trên thế giới

Blue Yonder WMS - nhà cung cấp dịch vụ WMS lớn của Mỹ với 3.300 khách hàng trên toàn thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa mạng lưới phân phối chuỗi cung ứng trong hơn 35 năm vừa qua.


WMS từ BlueYonder có khả năng kết nối qua API, EDI và các công cụ tích hợp tiêu chuẩn để đồng bộ dữ liệu với SAP, Oracle cũng như các hệ thống ERP khác. Những dự án tích hợp này được thiết kế để tận dụng thế mạnh của từng ERP, đồng thời mang đến giải pháp toàn diện hơn nhờ vào các khả năng quản lý kho chuyên sâu của WMS từ Blue Yonder.

Tại Sao Lựa Chọn ERP Làm Nền Tảng và WMS Là Bước Hoàn Thiện?

Vậy triển khai WMS trước, sau đó mới ERP được không?

Hoàn toàn có thể. Đối với các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn hoặc có chuỗi cung ứng phức tạp, quản lý kho hiệu quả là ưu tiên hàng đầu để giảm chi phí và tăng khả năng đáp ứng đơn hàng. Lúc này, triển khai WMS giúp tối ưu hóa quy trình xuất, nhập kho và kiểm soát tồn kho, mang lại giá trị ngay lập tức mà không cần phải đợi triển khai toàn bộ hệ thống ERP.

Bên cạnh đó, Hầu hết các hệ thống WMS hiện đại, bao gồm WMS của Blue Yonder, đều có khả năng tích hợp cao với các hệ thống ERP phổ biến như SAP, Oracle, hoặc Microsoft Dynamics. Triển khai WMS trước ERP vẫn cho phép doanh nghiệp dễ dàng kết nối với ERP sau này để mở rộng quy mô quản lý doanh nghiệp mà không làm gián đoạn hoạt động của kho hàng.


Kết Luận

ERP và WMS là hai hệ thống quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Triển khai ERP làm nền tảng giúp doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý tổng thể, chuẩn hóa và thống nhất, trong khi WMS là bước hoàn thiện nhằm tối ưu hóa kho hàng và chuỗi cung ứng. Việc kết hợp cả ERP và WMS không chỉ giúp nâng cao hiệu suất, giảm chi phí mà còn tăng cường khả năng đáp ứng và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Triển khai WMS trước ERP hay ERP trước hoàn toàn có thể là lựa chọn hiệu quả và linh hoạt cho các doanh nghiệp.


 

Là đối tác triển khai chính thức của Blue Yonder tại Việt Nam, TSL cung cấp các giải pháp toàn diện về quản lý kho, quản lý vận tải và nhiều giải pháp quản lý chuỗi cung ứng khác.

Không chỉ dừng lại ở giải pháp phần mềm, TSL còn cung cấp thiết bị mã vạch từ Honeywell và Zebra đảm bảo tích hợp liền mạch vào dây chuyền sản xuất. Đồng thời, cung cấp dịch vụ tư vấn và hạ tầng công nghệ giúp doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế trong mọi hoạt động.

Tại Sao Lựa Chọn ERP Làm Nền Tảng và WMS Là Bước Hoàn Thiện?

Doanh nghiệp của bạn đang tìm hiểu thêm giải pháp WMS để cải thiệu hiệu suất?

TSL là cầu nối giữa các giải pháp logistics hàng đầu thế giới với các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi với 10+ năm kinh nghiệm từ vấn & triển khai giải pháp, cam kết mang đến một chuỗi giải pháp tổng thể, toàn diện với các giải pháp phần mềm logistics tích hợp AI/ML(, các thiết bị liên quan đến mã vạch, RFID và hạ tầng CNTT.



Comments


bottom of page